Ngày 30/03/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam (UNDP) đã phối hợp đồng tổ chức “Hội thảo tham vấn kỹ thuật về chuỗi cung ứng thanh long và tôm”. Tại Hội thảo, bà Hoàng Thị Hồng - Chủ tịch Hội đồng thành viên của Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đã tham gia Tọa đàm và chia sẻ về chương trình cho vay của Quỹ nhằm hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Toàn cảnh Hội thảo
“Hội thảo Tham vấn kỹ thuật về chuỗi cung ứng thanh long và tôm” được tổ chức nhằm phát triển dự án “Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần vào quá trình thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam”.
Tại Hội thảo, bà Hoàng Thị Hồng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Quỹ đã tham dự Tọa đàm về phát triển thị trường và các giải pháp tài chính hỗ trợ chuỗi cung ứng tôm, thanh long. Bà Hoàng Thị Hồng chia sẻ về mục tiêu hoạt động và đối tượng cho vay của Quỹ là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên phạm vi toàn quốc thuộc ba đối tượng đã được quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp: DNNVV khởi nghiệp sáng tạo, DNNVV tham gia chuỗi giá trị và cụm liên kết ngành; nhấn mạnh việc hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với tăng trưởng xanh, phát triển bền vững luôn nằm trong mục tiêu hoạt động của Quỹ từ khi thành lập đến nay. Đồng thời, bà Hoàng Thị Hồng đã hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị tốt hồ sơ dự án, phương ánsản xuất kinh doanhkhi tiếp cận Quỹ;giới thiệu Sổ tayhướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với tiêu chí tăng trưởng xanh trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp & thủy hải sản và Sổ tayhướng dẫn doanh nghiệp nhỏ và vừa gắn với tiêu chí tăng trưởng xanh trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo;đề xuất giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừakhắc phục các nhược điểm về tình hình tài chính kém minh bạch, về năng lực quản trị điều hành doanh nghiệp và các biện pháp đảm bảo tiền vay. Bà Hồng cũng đưa ra lời khuyên giúp doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp mở rộng thị trường thông qua đa dạng hoá sản phẩm và chế biến sâu, chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Bà Hoàng Thị Hồng - Chủ tịch Hội đồng thành viên
Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF)
Dự án“Thúc đẩy đầu tư của tư nhân vào nông nghiệp các bon thấp và ứng phó biến đổi khí hậu, góp phần vào quá trình thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam”thực hiện các hoạt động tích hợp tập trung vào xây dựng mô hình kinh doanh trong chuỗi cung ứng cây ăn quả là thanh long và chuỗi thủy sản tôm. Với nguồn lực dự án có hạn nên chuỗi cung ứng thanh long đượctriển khai thí điểm tại Bình Thuận bởi đây là tỉnh có diện tích thanh long lớn nhất hiện nay. Đây cũng là lĩnh vực đang trong quá trình chuyển đổi sản xuất theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thân thiện với môi trường, sản xuất xanh, sử dụng hợp lý tài nguyên và vấn đề truy xuất nguồn gốc. Từ thành công của mô hình này sẽ có cơ hội nhân rộng đối với chuỗi các loại nông sản khác.Một lộ trình chuyển đổi toàn diện trong các khâu sản xuất, kinh doanh thanh long và tôm theo hướng xanh, các-bon thấp và bền vững đã được hai tỉnh Bình Thuận và Bạc Liêu trình bày với thời gian thực hiện từ nay đến năm 2024.
Dự án có sự hỗ trợ kỹ thuật trực tiếp của UNDP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đồng thời cũng là nền tảng để địa phương thống nhất huy động sự tham gia của tư nhân, khối tài chính ngân hàng và các bên liên quan trong các năm tới.
Một số can thiệp đã được đề xuất với hy vọng các sản phẩm thanh long và tôm có thể đạt được chuẩn cao hơn về môi trường, vượt qua các rào cản kỹ thuật khắt khe của các thị trường như châu Âu, Mỹ, Nhật: Giải pháp tiết kiệm năng lượng và đưa năng lượng tái tạo vào quy trình nuôi trồng, xây dựng hệ thống theo dõi dấu chân các-bon trên toàn chuỗi, và khuyến khích tư nhân và các quỹ tài chính xanh đầu tư vào quá trình xanh hóa toàn chuỗi, tiến tới phát triển các chuỗi cung ứng bền vững.
SMEDF